Trang chủ  >  Bản tin tài chính  >  Hải Quan  

Việt Nam nỗ lực thành điểm gia công phần mềm hàng đầu thế giới

Ngày đăng: 30/11/2012 | 2:46:08 PM
Do chi phí gia công ở Ấn Độ và Trung Quốc đang gia tăng nên khách hàng quốc tế bắt đầu dịch chuyển sang các thị trường cung cấp dịch vụ này với chi phí thấp hơn. Theo tạp chí Forbes, Việt Nam là một điểm đến lí tưởng.

Đằng sau cánh cửa của một phòng ở tầng 2 một trung tâm thương mại mới ở Hà Đông là chi nhánh Hà Nội của VietGest, một trong hàng nghìn công ty của ngành công nghiệp phần mềm đang “chớm nở” ở Việt Nam.

Trong văn phòng là một nhóm 15 nhân viên tuổi đời trung bình là 25. Các lập trình viên hăng say làm việc trong bầu không khí mát lạnh tỏa ra từ những chiếc điều hòa trong căn phòng.

Ảnh

Các kĩ sư phần mềm của VietGest trong căn phòng làm việc ở Hà Nội.

Một nền công nghiệp ngày càng lớn mạnh

VietGest là một công ty đóng góp cho nền công nghiệp phần mềm và nội dung số trị giá 2,3 tỉ USD của Việt Nam. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, kể từ năm 2001, ngành công nghiệp này tăng trưởng với tốc độ trung bình 20%-25% mỗi năm. Khi Ấn Độ ngày càng giàu có hơn thì các công ty toàn cầu bắt đầu tìm kiếm quốc gia có chi phí nhân lực về công nghệ thấp hơn. Hãng tư vấn Mỹ NeoIT cho biết chi phí nhân lực trong ngành công nghệ thông tin (CNTT) ở Việt Nam thấp hơn 40% so với Trung Quốc và Ấn Độ. Còn Hãng tư vấn AT Kearney thì dự báo Việt Nam sẽ trở thành trung tâm gia công (outsourcing) tiếp theo của ngành công nghiệp lập trình.

FPT, người khổng lồ về viễn thông của Việt Nam cũng chi phối thị trường cung của Việt Nam. Với lực lượng gồm 3.800 lập trình viên, năm ngoái doanh thu của công ty này đạt 62,5 triệu USD. Theo bà Nguyễn Thị Đan Phượng, đại diện của công ty FPT: “Công ty chúng tôi nắm giữ khoảng 21% thị phần cung cấp dịch vụ thuê ngoài của Việt Nam cho thế giới”.

Trong khi FPT là một công ty lớn có lịch sử làm ăn lâu dài thì một loạt các công ty phần mềm thuộc mọi qui mô, lịch sử tồn tại và thị trường mục tiêu khác nhau đang hoạt động, tạo nên một bức tranh đầy màu sắc của ngành công nghệ thông tin ngày càng lớn mạnh của Việt Nam.

VietGest là một ví dụ về khởi nghiệp trong ngành công nghệ thông tin. Hoàng Việt Tùng, 30 tuổi và Vũ Minh Tuấn, 28 tuổi, thành lập công ty vào năm 2010 sau khi cả hai hoàn thành sự nghiệp học tập tại Thụy Sĩ và về nước. VietGest tập trung vào cung cấp dịch vụ cho các công ty thuộc những quốc gia nói tiếng Pháp. Tuấn điều hành văn phòng tại Hà Nội còn Tùng quản lí nhóm gồm 50 lập trình viên tại thành phố Hồ Chí Minh.

Sau FPT, công ty outsourcing phần mềm lớn nhất tại Hà Nội là VietSoftware International (VSII), một chi nhánh của Tập đoàn VietSoftware và trở thành một công ty độc lập vào năm 2006. VietSoftware International là Trung tâm ODC ở Việt Nam. Nhóm này đã làm gia công phần mềm từ năm 2000 và khá phát triển với nhân lực khoảng 200 kĩ sư. Cũng giống như các nhà cung cấp dịch vụ gia công phần mềm khác trên toàn thế giới, các trưởng nhóm VSII đều được đào tạo ở nước ngoài. Tổng giám đốc điều hành cũng là nhà đồng sáng lập ra Vietsoftware, đã từng học ở Australia và làm việc tại Đức còn Trần Lương Sơn, Giám đốc phát triển kinh doanh toàn cầu của công ty, lấy bằng thạc sĩ ở Mỹ và bằng tiến sĩ ở Nga.

Xét về mặt phát triển công nghệ cao, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng giống như Thung lũng Silicon và Seattle. Một trong những nhà tiên phong của ngành công nghiệp này là TMA, một công ty tư nhân có trụ sở ở thành phố Hồ Chí Minh với 1.200 kĩ sư. TMA là một trong số ít các công ty phần mềm Việt Nam có hơn 1.000 nhân viên. Năm 1997, Bùi Ngọc Anh, một nhân vật nữ hiếm hoi trong thế giới phần mềm mà nam giới chiếm đa số, cùng với 6 kĩ sư đã khởi dựng TMA tại phòng ở của mình. Hiện chồng chị, anh Nguyễn Hữu Lệ, đang điều hành công ty. Lệ là Việt kiều Úc với bằng tiến sĩ và 22 năm kinh nghiệm làm việc tại Nortel. Anh Lệ cho biết doanh thu năm 2012 của TMA là 22 triệu USD.

Cả 3 công ty đều có ý thức dân tộc cao trong quá trình cung cấp dịch vụ gia công phần mềm cho các khách hàng quốc tế với mong muốn được chứng minh rằng các kĩ sư phần mềm của Việt Nam nằm trong số các kĩ sư giỏi nhất trên thế giới.

Anh Lệ nói: “Tầm nhìn của nhà sáng lập công ty là “Trở thành một trong những nhà cung cấp phần mềm từ xa tốt nhất và giúp đưa Việt Nam vào bản đồ cung cấp phần mềm từ xa thế giới bằng chất lượng tốt và lấy khách hàng làm trọng tâm”.

Các thách thức của gia công phần mềm Việt Nam

Tuy nhiên bất chấp qui mô như thế nào, các công ty phần mềm Việt nam gia công cho nước ngoài đều đối mặt với các thách thức giống nhau. “Trước tiên là sự cạnh tranh từ các quốc gia đã nổi, đáng chú ý là Ấn Độ. Thứ hai là các công ty gặp khó khăn về vấn đề tuyển dụng các nhân viên CNTT có đủ tài năng để tiến hành các dự án lớn hơn. Thứ ba, khi thị trường đã dần đi tới bão hòa, một số công ty đang tìm cách tự chế tạo ra các sản phẩm CNTT của riêng mình. Tuy nhiên, hoạt động bán hàng và marketing vẫn là yếu tố cốt lõi”, Trần Tài, một giảng viên đại học RMIT Việt Nam nhận xét.

Mặc dù tiếng Anh đang được giảng dạy rộng rãi ở Việt Nam nhưng Việt Nam vẫn chưa theo kịp Ấn Độ về vấn đề ngoại ngữ. Theo anh Lệ, “Mặc dù năng lực giao tiếp tiếng Anh của các kĩ sư CNTT Việt Nam đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn khoảng cách lớn giữa năng lực tiếng Anh và nhu cầu của hoạt động kinh doanh trên tầm quốc tế”.

Tiếp theo là vấn đề học tập phương pháp quản lí kiểu phương Tây. Khi TMA ra đời vào năm 1997, chỉ có một vài công ty phần mềm Việt Nam có chuyên môn về gia công phần mềm. Anh Lệ cho biết một trong những thách thức lớn nhất của TMA là “xây dựng một công ty với phong cách quản lí kiểu phương Tây nhằm cạnh tranh trên thị trường thế giới. Vào thời điểm đó, công nghiệp phần mềm của Việt Nam thiếu kinh nghiệm về quản trị kinh doanh và kinh doanh quốc tế”. Với phong cách lãnh đạo kiểu phương Tây và phong cách Thung Lũng Silicon đích thực, ở TMA, anh Lệ còn có biệt danh là “Cố vấn trưởng”.

Để phục vụ các khách hàng quốc tế tốt hơn, các nhà cung cấp dịch vụ gia công phần mềm Việt Nam đã nỗ lực hết sức để hiểu các giá trị cũng như lối làm việc và tư duy của khách hàng.

Ở châu Á, tư tưởng một số người “sinh ra để làm lãnh đạo” chiếm ưu thế trong khi đó phương Tây quan niệm “có thể tạo ra các nhà lãnh đạo”. Để học tập theo môi trường làm việc của các khách hàng nước ngoài, cả 3 công ty phần mềm Việt Nam nói trên đều mở các khóa đào tạo “kĩ năng mềm”. Trong khi “kĩ năng cứng” có nghĩa là chuyên môn kĩ thuật thì “kĩ năng mềm” đỏi hỏi trí tuệ cảm xúc và cách thức trao đổi trong công việc cũng như xây dựng mối quan hệ với người khác. Khái niệm “kĩ năng mềm” vẫn còn rất mới mẻ.

Những nỗ lực hội nhập

Những người có kĩ năng mềm tốt sẽ giúp khơi dậy tư duy, tính sáng tạo và cải tiến của người khác một cách tốt nhất. Tuấn nói: ‘Chúng tôi bị ảnh hưởng bởi văn hóa châu Á. Chúng tôi cẩn thận và sợ rủi ro hơn. Chúng tôi làm việc không linh hoạt cho lắm”. Nhận thức được ảnh hưởng của văn hóa trong tác phong làm việc, VietGest đang tăng cường nỗ lực để đào tạo nhân viên của mình.

Ảnh

Công ty TMA có trung tâm đào tạo của riêng mình.

Vào các ngày thứ Bảy, các nhân viên của VietGest tham gia vào các hóa rèn luyện kĩ năng mềm được chính các nhân viên công ty tự nghiên cứu và tổ chức. Theo đó, các thành viên sẽ có cơ hội được thể hiện mình và VietGest không cần phải thuê các khóa đào tạo từ bên ngoài nữa.

VietGest có một chính sách đặc biệt nhằm khuyến khích bất kì ai mong muốn được trở thành lãnh đạo. Người đó sẽ được phép thử làm lãnh đạo trong 1 tháng và nếu ứng cử viên này cũng như cả nhóm cảm thấy ổn thì ứng cử viên đó có thể giữ vị trí lãnh đạo. Theo Tuấn, mặc dù một số nhân viên đã thử cơ hội này nhưng “Không ai muốn giữ vị trí đó cả. Nhưng sau vài tháng, người nào có độ cảm thông và khả năng đánh giá tốt hơn sẽ giữ vị trí lãnh đạo”.

Mặc dù số sinh viên chọn học ngành công nghệ thông tin đã tăng lên 70% kể từ năm 2006, tuy nhiên số sinh viên tài năng còn rất hạn chế. Các công ty phải tính đến hiệu quả chi phí khi ra quyết định tuyển dụng nhằm duy trì sự cạnh tranh. VietGest sẽ hợp tác với các trường đại học Việt Nam để tìm kiếm nhân viên. Tuấn cho biết anh thích các kĩ sư “chưa có kinh nghiệm” để anh có thể dễ dàng đào tạo hơn.

Ở VSII, Hải và Sơn cho biết họ thích thuê các kĩ sư có ít nhất vài năm kinh nghiệm để chia sẻ tầm nhìn dài hạn với công ty. VSII đang phải cạnh tranh tìm kiếm nhân viên tài năng không chỉ với các công ty Việt Nam mà còn cả những người khổng lồ nước ngoài đang làm ăn tại Việt Nam. “Rất nhiều các kĩ sư của chúng tôi đã học tập hoặc làm việc ở nước ngoài hay cho các công ty nước ngoài ở Việt Nam trước khi đến làm việc cho VSII. Họ chính là tương lai của công ty”, Sơn nói.

Còn công ty TMA có hệ thông tuyển dụng và đào tạo mạnh nhất. Bên cạnh việc tuyển dụng các nhân viên đã tốt nghiệp tại các trường đại học, họ còn có trung tâm đào tạo của riêng mình để tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất làm việc cho TMA.

Các công ty Việt Nam chuyên về gia công phần mềm còn có một thách thức khác là làm sao để các nhân viên của họ tiếp cận với công việc giống các khách hàng nước ngoài của họ đồng thời quản lí nhân viên theo cách thức dễ hiểu nhất đối với người Việt Nam.

Văn hóa Việt Nam đề cao cộng đồng và gia đình. Công ty VSII đã tài trợ cho các chuyến du lịch của các gia đình nhân viên và thuê hẳn một căn hộ 2 tầng trong khu văn phòng làm quán cà phê dành riêng cho các nhân viên của VSII.

Ảnh

Quán cà phê dành riêng cho các nhân viên VSII.

“Thuê hẳn một nơi làm quán cà phê cho nhân viên là khá tốn kém, tuy nhiên điều đó giúp cho nhân viên chúng tôi cảm thấy đặc biệt, được đề cao và tôn trọng”, anh Hải nói.

Căn phòng đó được sơn tông màu sáng và với giàn hoa tường vi nhựa và bảng chữ đề bằng tiếng Anh: “Have a good lunch” (Chúc các bạn ăn trưa vui vẻ”). Thậm chí VSII còn có quà dành cho con của các nhân viên công ty. Bất kì khi nào một nữ nhân viên của VSII sinh con, nhân viên đó sẽ được tặng môt chiếc thìa bằng bạc. Theo phong tục của Việt Nam, một chiếc thìa bạc sẽ được dùng để cạo gió chữa bệnh.

Khi Việt Nam bắt đầu cung cấp dịch vụ gia công phần mềm, các công ty đối mặt với các thách thức về xây dựng niềm tin và tạo dựng thương hiệu trên qui mô toàn cầu. “Gần đây các hệ thống pháp luật của Việt Nam đã được cải thiện và điều đó có nghĩa là các công ty lập trình nước ngoài có thể tự tin hơn trong việc sử dụng dịch vụ gia công phần mềm của các nhà cung cấp Việt Nam miễn là họ hợp tác làm ăn tốt và đảm bảo rằng họ thực hiện hợp đồng đúng đắn”.

Anh Lệ cho rằng thách thức lớn nhất hiện nay vẫn là kiếm khách hàng mới thông qua hoạt động quảng bá và bán hàng. “Không có nhiều công ty có văn phòng ở nước ngoài để làm công tác sales và marketing vì các hoạt động đó của các công ty Việt Nam chủ yếu tiến hành ở trong nước và diều đó không hiệu quả trong việc thu hút khách hàng nước ngoài”, anh nói. TMA có 5 văn phòng ở nước ngoài và 6 văn phòng ở Việt Nam.

Các công ty nhỏ cũng đang đi theo con đường của TMA. VietGest chuẩn bị mở rộng lực lượng kinh doanh ở Pháp tới hơn 20 người và có kế hoạch trong tương lai sẽ mở một văn phòng ở Mỹ. VietGest mong muốn doanh thu của công ty sẽ tăng 120% vào năm sau.

Trong lúc có dự đoán rằng quả bóng kinh tế Việt Nam sẽ nổ tung thì các công ty trong lĩnh vực gia công phần mềm tỏ ra rất tự tin rằng họ sẽ không bị ảnh hưởng do “nguồn doanh thu của họ dựa vào các khách hàng nước ngoài và tái đầu tư chức không phải các nguồn vốn lớn”, ông Tài nói.

Nếu nhứng hứa hẹn về tiềm năng gia công phần mềm của Việt Nam trở thành hiện thực thì VietGest sẽ cần phải mở rộng thêm diện tích văn phòng làm việc của mình.

Theo Infonet/Forbes.

http://www.thongtincongnghe.com
Thảo luận (0)
Nhấn Shift + Enter để xuống dòng. Đăng nhập để gửi thảo luận
0 ký tự
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC:
Unistars on
Facebook Twitter Gplus RSS
Thông tin thị trường
Ngoại tệ
Mua CK Bán
Giá vàng
Tin mới đăng
Uni 14-11-2024 - DNCX thanh ly may moc, thiet bi vao noi dia
Uni 11-11-2024 - Chi phi duoc tru trong thoi gian tam dung san xuat
Uni 21-10-2024 - Chinh sach thue
UNISTARS - TUYỂN THỰC TẬP SINH MÙA KIỂM TOÁN 2024
Uni 07-10-2024 - Huong dan lap hoa don linh kien bao hanh
Đại học Điện Lực - Unistars
Hội thảo cập nhật kiến thức đối với Doanh nghiệp có giao dịch liên kết (chuyển giá)
Z Enterprise: IT Tech Company - Z Soo Accounting Corporation - Unistars International Auditing Co., Ltd
WCO công bố Báo cáo nghiên cứu chuyên sâu về quy tắc cộng gộp xuất xứ
Hải quan Dubai giới thiệu nền tảng chuỗi khối để hợp lý hóa chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu
Tin đọc nhiều trong tháng
Uni 13-10-2016 - Huong dan thoi diem phat sinh thay doi DKT cua ho gia dinh, ca nhan
Uni 07-08-2013 - Huong dan ke khai nop thue nha thau
Uni 24-06-2013 - Huong dan su dung phieu xuat kho kiem van chuyen noi bo
Uni 21-10-2013 - Huong dan xu phat vi pham hanh chinh thue
Uni 14-12-2012 - Sua doi, bo sung mot so dieu cua luat quan ly thue
Uni 05-11-2013 - Huong dan khau tru và quyet toan thue TNCN tu tien luong tien cong
Uni 09-07-2013 - Huong dan Luat sua doi, bo sung Luat thue TNDN
Uni 02-05-2013 - Huong dan che do quan ly, su dung va trich khau hao tai san co dinh
Uni 09-10-2013 - Huong dan ve gach cheo phan con trong tren hoa don
Uni 11-12-2012 - Quy dinh muc luong toi thieu vung
© 2010 - 2015 Bản quyền thuộc về Công ty Kiểm toán Quốc tế Unistars